Đại Phong Cầm nổi tiếng Nhật Bản được trao tặng cho nhà thờ Lớn Hà Nội

Cây Đại Phong Cầm trứ danh hơn 12 tỷ đã tìm được chủ nhân mới, sau hơn 2 năm đấu tranh phản đối việc tháo gỡ của những người yêu nghệ thuật. 

Đại Phong Cầm – Bậc thầy đàn Organ với kiến trúc nhà thờ tuyệt đẹp

dai phong cam hyogo
Cây Đại Phong Cầm ở thành phố Itami, tỉnh Hyogo

Đại phong cầm hay pipe organ là loại đàn có kích thước lớn, tạo ra âm thanh bằng cách điều khiển không khí có áp lực (gọi là gió) qua hệ thống đường ống của đàn. Nơi thường vang lên tiếng đại phong cầm hiển nhiên là các không gian lớn như: nhà thờ, thánh đường, nhà hát, phòng hội nghị,… Thời kỳ Baroque (1600 – 1700) là quãng thời gian rực rỡ nhất của loại nhạc cụ này.

Đại phong cầm (pipe organ) tuy có phím bấm nhưng không thuộc bộ gõ. Khi người chơi nhấn phím, loại nhạc cụ này tạo ra âm thanh bằng cách đẩy khí qua các ống kim loại to nhỏ tùy theo kích cỡ tương ứng với từng nốt. Không giống như piano chỉ có 1 bàn phím với 88 phím đàn, đại phong cầm có thể có tới 7 bàn phím. 

Cây đàn không chỉ có kích thước của tòa nhà, mà nó thực sự là một tòa nhà. Kiến trúc nhà thờ bao quanh là buồng giao hưởng của đàn Pipe organ. Âm thanh của nó choáng ngợp và thần thánh, bao trùm mọi không gian và thính giả.

Xem thêm: Video giới thiệu cây Đại Phong Cầm

 

Cây Đại Phong Cầm tại thành phố Itami, tỉnh Hyogo

dai phong cam hyogo va nguoi dan viet nam
Người dân Việt Nam chụp ảnh kỉ niệm trước Đại Phong Cầm

Tại thành phố Itami, tỉnh Hyogo Nhật Bản, có một cây Đại Phong Cầm được đặt tại Tòa thị chính Sun City Hall – một cơ sở phúc lợi dành cho người cao tuổi.

Tận dụng mối quan hệ đối tác với thành phố Hasselt của Bỉ, Itami đã mua nó vào năm 1993 từ nhà sản xuất Guido Schumacher, 64 tuổi. Giá của nó lúc bấy giờ là 70 triệu yên (560.000 USD).

Cây Đại Phong Cầm này cao khoảng 7m, gồm 1.696 ống. Đàn được thiết kế đặc biệt, cho phép phù hợp với cách bài trí của hội trường và khí hậu ẩm ướt ở Itami.  

Tuy nhiên, thành phố dự định sẽ từ bỏ nó vì chi phí bảo trì và sửa chữa quá cao, vượt ngân sách dành cho các chương trình phúc lợi của người cao tuổi.  

Điều này vấp phải sự chỉ trích của những người trong ngành công nghiệp âm nhạc. Họ cho rằng thành phố đang coi thường sự linh thiêng và cao quý của âm nhạc. Giải pháp đưa ra đó là tìm một nơi muốn sử dụng chiếc đại phong cầm này.

 

Hành trình tìm kiếm chủ nhân mới cho cây đàn

Mục tiêu của chính quyền thành phố là tìm được chủ sở hữu mới cho cây đàn vào năm 2020, để thực hiện kế hoạch đại tu hội trường vào năm 2021. 

Thành phố Itami đã khởi xướng một chiến dịch vào tháng 6 năm 2020 để tìm kiếm những người cần cây đại phong cầm này thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên mãi vẫn không có nơi nào có khả năng vì những yêu cầu đặc thù như: phải sử dụng nó như một nhạc cụ và chịu mọi chi phí liên quan. 

Vấn đề này gây khó khăn cho kế hoạch của thành phố và họ quyết định sẽ phá hủy cây đàn nếu đến tháng 03/2022 không có cơ sở nào chịu nhận.

Tình cờ, Chikara Maruyama, 75 tuổi – một nhà thiết kế công nghiệp biết được câu chuyện này và liên hệ với thành phố để đề nghị giúp đỡ. Ông gửi email cho 100 cơ sở, trong đó có các nhà thờ nhưng vẫn không nhận được câu trả lời mong muốn.

Không nản lòng, Maruyama đã dựa vào Google Maps để tìm những nhà thờ có kiến trúc phù hợp với loại đàn này trên khắp thế giới. Và ông tìm thấy điều mình muốn ở Việt Nam – nơi có những nhà thờ Công giáo xây theo kiến trúc Pháp.

Maruyama bắt đầu tìm người có tiếng nói để hỗ trợ liên hệ với phía Nhà thờ Lớn Hà Nội. Và ông được giới thiệu với Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh, 53 tuổi – một linh mục phụ tá của Nhà thờ Công giáo Oita. Họ cùng nhau đến Itami để xem tận mắt cây đại phong cầm. Chia sẻ về cảm giác lúc đó, vị linh mục cho biết: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cây đàn nào ấn tượng như vậy”.

linh mục pham hoang trinh va dai phong cam
Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh (ở giữa) là cầu nối giữa Maruyama và Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhờ sự giúp đỡ của Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh, Nhà thờ lớn Hà Nội đã đồng ý tiếp nhận cây đàn. Là một biểu tượng của Công giáo Việt Nam, được thành lập vào năm 1886, với 3.000 giáo dân, họ nhận thấy rằng chiếc đại phong cầm này  rất cần thiết cho các thánh lễ hàng tuần của họ. Bên cạnh đó, chiếc đàn có thể được sử dụng trong các buổi giao lưu hòa nhạc cấp quốc gia.

Việc vận chuyển miễn phí cây đại phong cầm sang Việt Nam đã được hội đồng thành phố Itami chính thức thông qua vào tháng 3/2022. Trụ sở VP Art House ở Nhật Bản đã hỗ trợ chi phí và trực tiếp làm việc với Guido Schumacher cùng với các kỹ sư nước Bỉ để hỗ trợ, tháo ráp mang cây đại phong cầm về Việt Nam.

thao go dai phong cam o hyogo
Công đoạn tháo gỡ cây Đại Phong Cầm
tháo gỡ đại phong cầm hyogo
Đội ngũ tham gia cẩn thận đưa từng bộ phận cây đàn vào hộp
vp art house va ky su Bi thao go dai phong cam
VP Art House và các kỹ sư người Bỉ tham gia hỗ trợ tháo-ráp Đại Phong Cầm
dai phong cam hyogo
Tổng Giám mục Việt Nam đọc Thư Cảm ơn vào buổi biểu diễn cuối cùng của Đại Phong Cầm ở thành phố Itami

Công việc phá dỡ và di dời bắt đầu vào ngày 13. Trước đó một ngày, Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh đã tổ chức thánh lễ tại hội trường, với sự tham dự của khoảng 30 người, trong đó có ông Schumacher và các cư dân Việt Nam tại Nhật Bản. Thư cảm ơn của Tổng Giám mục Việt Nam đã được đọc và buổi biểu diễn cuối cùng của được trình diễn. 

 

Nguồn tin từ báo Nhật Bản: https://www.asahi.com/articles/ASQ6K3FQCQ6HPIHB037.html?iref=sp_photo_gallery_above