Tìm hiểu tất tần tật thông tin về búa đàn piano 

Búa đàn piano là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cũng như âm thanh của đàn piano cơ. Dưới đây cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về búa đàn piano. Chắc chắn sẽ cung cấp đến bạn nhiều kiến thức hữu ích. 

Búa đàn piano là gì?

Búa đàn piano là gì?
Búa đàn piano là gì?

Hammer Piano hay búa đàn Piano được biết đến là một bộ phận của bộ máy đàn. Đây là nơi kết nối giữa phím đàn và dây đàn. Búa đàn piano có nhiệm vụ chính là thực hiện truyền lực từ phím đàn và gõ vào dây đàn để tạo ra âm thanh. Đàn piano cơ gồm có tổng cộng là 88 phím và mỗi phím đàn sẽ có một búa đàn đi kèm vậy nên một cây đàn piano cơ sẽ có 88 búa đàn. 

Tuỳ thuộc vào phần dây đàn mà bộ búa đàn được chia ra làm 3 kích thước khác nhau đó là:

– Những búa đàn thuộc phần bass của đàn piano sẽ có kích thước lớn và dày nhất bởi chúng phải có khối lượng lớn để có thể di chuyển các dây bass nặng hơn. 

– Búa đàn có xu hướng dần dần giảm kích thước khi di chuyển về phía phần cao của bàn phím.

– Các búa ở phần cuối phần cao là nhỏ hơn đáng kể và nhọn hơn búa ở phần trầm. 

Đọc thêm: So sánh chi tiết cấu tạo đàn piano cơ và piano điện

Cấu tạo của búa đàn piano

Cấu tạo của búa đàn piano
Cấu tạo của búa đàn piano

Búa đàn piano là bộ phận quan trọng trong cơ chế thoát của bộ máy và được tạo từ 9 chi tiết khác nhau, mỗi chi tiết đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của búa:

  1. Knuckle leather (Da khớp nối): Đây là lớp da bọc bên ngoài khớp nối, làm giảm ma sát  cho búa khi di chuyển. Da khớp nối phải được chọn lọc kỹ càng, đảm bảo độ mềm mại và bền bỉ qua thời gian sử dụng.
  2. Knuckle Core (Lõi khớp nối): Bộ phận này là cấu trúc chính cho khớp nối, giúp búa di chuyển nhịp nhàng và chính xác. Lõi khớp nối cần được làm từ vật liệu bền và đàn hồi tốt để chịu được áp lực liên tục.
  3. Shank (Chân búa): Là thanh gỗ dài nối búa với bộ cơ. Chất liệu thường là gỗ phong hoặc gỗ cứng khác, đảm bảo khả năng chống cong vênh và duy trì trọng lượng nhẹ để giúp búa hoạt động linh hoạt.
  4. Flange (Vành búa): Là phần giữ cố định chân búa vào bộ cơ của đàn, giúp búa có thể di chuyển tự do trong khoảng không gian cần thiết mà không bị lệch hoặc rung.
  5. Flange Rail (Vành sắt giữ búa): Bộ phận này là thanh giữ cố định vành búa, giúp ổn định cấu trúc tổng thể của búa, đảm bảo các bộ phận của búa hoạt động nhịp nhàng và đồng bộ.
  6. Drop Screw (Vít giữ trục búa): Vít này giữ trục búa vào bộ khung, cho phép điều chỉnh độ nhạy của búa khi di chuyển, ảnh hưởng trực tiếp đến độ nhạy và âm thanh của đàn.
  7. Head Felt (Nỉ bọc búa): Lớp nỉ này được làm từ lông cừu chất lượng cao, có tác dụng làm giảm độ cứng khi búa chạm vào dây đàn, giúp tạo ra âm thanh mượt mà và giàu cảm xúc hơn. Độ dày, độ nén của nỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ và âm sắc của âm thanh.
  8. Head Molding (Lõi đầu búa): Lõi của đầu búa thường được làm từ gỗ cứng hoặc chất liệu composite, là nơi để nỉ bọc bám vào. Phần này ảnh hưởng lớn đến độ bền và tính năng của búa.
  9. Tail (Đuôi búa): Đuôi búa là phần cuối của búa, nơi mà búa kết nối với các bộ phận khác của cơ chế thoát. Đuôi búa thường nhỏ hơn đầu búa nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và kiểm soát khi búa di chuyển.

Chi tiết nào cũng đảm bảo quan trọng trong các chi tiết tạo nên búa đàn. Mọi chi tiết đều đảm bảo được những người thợ chế tác một cách tỉ mỉ và đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Nếu có bất cứ sai sót nào trong 1 chi tiết bị lệch vài mm thì búa đàn sẽ gặp trục trặc trong quá trình hoạt động. Vì thế âm thanh cũng như chất lượng của bộ máy đàn sẽ bị ảnh hưởng. 

Đọc thêm: Hướng dẫn sửa đàn piano điện các lỗi đơn giản

Búa đàn piano hoạt động ra sao? 

Búa đàn piano hoạt động ra sao?
Búa đàn piano hoạt động ra sao?

Đàn piano có quy trình hoạt động khá đơn giản theo nguyên lý đòn bẩy. Tuy nhiên bộ máy đàn lại có kết cấu khá phức tạp với các chi tiết rất nhỏ và làm nhiệm vụ truyền lực từ phím đàn đến dây đàn tạo nên những âm thanh. Vì thế búa đàn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế thoát của bộ máy. 

Cách xem búa đàn piano cũ

Cách xem búa đàn piano cũ
Cách xem búa đàn piano cũ

Nếu bạn đang muốn mua một cây đàn piano cũ thì bạn sẽ có thể quan sát được cây đàn có được bảo quản tốt hay không khi nhìn vào phần búa đàn. Nếu trường hợp đàn bị ẩm do độ ẩm tác động trực tiếp vào phần nỉ và các chi tiết gỗ thì búa đàn rất dễ bị kẹt và không đảm bảo hoạt động trơn tru. 

Đối với đàn Piano cơ đã cũ thì đàn sử dụng càng nhiều sẽ làm cho phần rãnh búa đàn càng bị mòn sâu hơn. Người dùng từ đó có thể xác định được tình trạng hiện tại của đàn. Nếu bạn thấy búa đàn có rãnh quá sâu hoặc không nhìn thấy rãnh thì có thể đàn đã quá cũ hoặc bộ phận này cần phải được thay mới. Nếu như trường hợp rãnh búa nông và không và không nhận thấy dấu vết của sự thay búa mới thì bạn có thể kiểm tra những bộ phận tiếp theo để chọn mua đàn. 

Đồng thời cũng có nhiều người bán gọt búa đàn đi một chút để người mua không nhìn thấy được rãnh trên búa đàn. Tuy nhiên khi nhìn nhiều cây đàn piano cơ bạn sẽ nhận thấy được sự khác biệt thay đổi kích thước búa và biết búa đã được gọt hay chưa. Nếu như phần búa đàn được mài nhiều lần thì độ lớn của búa sẽ bị thu nhỏ lại rất nhiều. Bạn nên kiểm tra và thử đàn thật kỹ vì thông thường búa phải gọt lại thì đều là những búa đã khá cũ. 

Tham khảo thêm: Cách sửa phím đàn piano điện bị dính đơn giản mà bạn cần biết

Phần trên VP Art House vừa cùng bạn tìm hiểu tất tần tật thông tin về búa đàn piano. Đến VP Art House khách hàng chắc chắn sẽ tìm được sản phẩm chất lượng đàn phù hợp với nhu cầu của mình.